CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU | TẠI SAO CHỈ NÊN LÀ TÌNH YÊU - TẠI SAO PHẢI HƠN CẢ TÌNH YÊU?
1. Tình yêu là gì?
Con người với vô vàn định nghĩa của riêng mình, họ rao giảng về đạo đức và tình yêu trong hàng ngàn cuốn sách, trong kinh thánh, trong văn chương, trong những dòng thơ ca không hồi kết. Nhưng, rốt cuộc tình yêu là gì?
Điểm chung của tất cả thứ gọi là tình yêu, đều là sự gắn bó với sự vật, sự việc, con người. Một người có sự gắn bó, kết nối mạnh với bất kì thứ gì, đều có thể được coi là tình yêu. Ngoài ra, tình yêu còn là những cảm giác lo lắng, sự chiếm hữu, sự ích kỷ, sự hy sinh, sự ràng buộc, cảm giác muốn gần gũi, cảm giác hưng phấn và sự phấn đấu hoàn thiện bản thân, everything, chúng đều là một phần của tình yêu. Hay nói đơn giản hơn:
Tình yêu là sự rung cảm được kích thích bởi cách hormone trong cơ thể người.
Không chỉ là một tính từ, yêu còn là một động từ, và hơn hết, nó là động từ. Các hormone chỉ được kích thích khi chúng ta đặt sự chú ý của mình vào một ai đó, một thứ gì đó và cố gắng tương tác với chúng. Khi sự tương tác diễn ra, trong cơ thể con người bắt đầu tiết ra các loại hình hormone phù hợp với nhận thức của chúng ta, do đó hình thành các loại hình cảm xúc khác nhau, các cảm xúc này quyết định phần lớn cách chúng ta nhận thức và định hình mối quan hệ.
2. Tại sao chúng ta lại yêu?
Yêu, hay gắn bó là một nhu cầu cơ bản của con người. Các loài sinh vật cần quan hệ tình dục để duy trì nòi giống, nhưng hơn cả thế, sự sống trong môi trường xã hội loài người và sự phân lập ngày càng cao và nhỏ hơn từ các phần tử xã hội buộc con người phải lựa chọn người bạn đời của mình để cùng tạo dựng một mái ấm, một nơi trú trụ an toàn và vững chắc để đương đầu trước các biến cố. Tuy nhiên, mối quan hệ không được định hình một cách vững chắc trên cơ sở hôn nhân tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tính gắn kết yếu hơn.
Trong giai đoạn tìm hiểu và yêu, các cặp đôi thực hiện các hành vi tương tự các mối quan hệ chính thức, tuy nhiên thiếu vắng sự cam kết và gắn kết bền vững thực sự. Hay đúng hơn, tình yêu của một số người dựa trên sự thỏa mãn về một số nhu cầu tạm thời như sự quan tâm, quan hệ tình dục, thể hiện với xung quanh,...v.v
Nhận thức và nhu cầu về tình yêu ở từng lứa tuổi và từng hoàn cảnh có sự khác nhau. Từ đó dẫn đến những nhận thức khác nhau về tình yêu đối với cuộc sống của họ, nền tảng của việc ra những quyết định trong mối quan hệ.
Nói dễ hiểu hơn, tình yêu là nơi là con người tìm đến để thỏa mãn các nhu cầu của mình.
Bản năng = lòng tham, sự sợ hãi > Dẫn dắt tình yêu.
3. Những biến cố - Sự xung đột
Những đặc điểm của một con người quyết định sự khác biệt của họ với phần còn lại của thế giới.
Các yếu tố về lịch sử gia đình, mã gen, văn hóa vùng miền, chuẩn mực đạo đức gia đình - xã hội, sức khỏe, sức khỏe thể chất, ngoại hình, gia cảnh, mối quan hệ xã hội, lịch sử tình cảm,....tất cả những gì kiến tạo nên một con người khiến nó khác biệt, và sự khác biệt sẽ, chắc chắn sẽ xảy ra xung đột với những sự khác biệt khác.
Mỗi con người là một cá thể khác biệt. Việc gắn kết, kết dính, kết nối với nhau khiến các đặc điểm cá nhân tìm ra nhau, nhận dạng, quyết định song hành tồn tại, hòa hợp với nhau hay cố gắng tiêu diệt lẫn nhau.
Sự xung đột này có thể dẫn đến hai kết quả
1. Mối quan hệ đi đến sự hòa hợp tương đối toàn vẹn, đạt được điểm ngưỡng của sự trung hòa nhất định.
2. Mối quan hệ chấm dứt.
Hai kết quả này khác biệt bởi một điều kiện tiên quyết: chấp nhận, tha thứ, bao dung, và hy sinh.
Hay nói các khác, đó là sự từ bỏ một cách tương đối các lợi ích của bản thân.
Tuy nhiên, sức mạnh từ cái tôi cá nhân sẽ là thứ cản trở mạnh mẽ những điều này xảy ra. Đặc biệt là ở các cá nhân còn trẻ tuổi chưa học được cách bao dung và tha thứ hay hy sinh vì lợi ích chung. Một số cá nhân chịu tổn thương trong lịch sử tình cảm cũng có sự hạn chế và do dự trong việc tiếp tục hy sinh các lợi ích cá nhân của mình dù họ nhân thức được ý nghĩa của nó.
5. Cái tôi trong tình yêu
"Cái gì tồn tại đều có lý do của nó"
Cái tôi cũng vậy, nó tồn tại với sứ mệnh định hình nhân của một con người, nó bảo vệ chúng ta khỏi những tư tưởng ngoại lai chưa biết tốt xấu. Nó sản sinh ra năng lượng của sự tự cao, lòng tự trọng, thứ bảo vệ nhân cách của chúng ta trước các lợi ích nhỏ của cuộc sống. Một người càng yếu thế, cái tôi cá nhân của họ càng phải mạnh mẽ để bảo vệ họ trước các tác động không lường trước được của cuộc sống, nó bất chấp các lý luận từ lý trí để bảo vệ tư tưởng của cá nhân.
Với những người thành công trong cuộc sống, cái tôi của họ mạnh mẽ và vững chãi hơn, cứng rắn và ít bị tác động hơn trước các biến cố. Tuy nhiên, khả năng điều khiển mặt tốt và xấu đối với cái tôi của họ cũng thành thục hơn, họ biết lúc nào thì cần phải tạm dẹp cái tôi qua một bên để bảo vệ các lợi ích lớn hơn.
Trong tình yêu, cái tôi bộc lộ thông qua những cuộc trò chuyện, tuy nhiên ít khi xảy ra xung đột do sự thận trọng từ cả 2, và nếu có mâu thuẫn thì cả hai đều cố gắng kiềm chế không thể hiện quan điểm mâu thuẫn của mình để nó không xảy ra xung đột. Tuy nhiên, khi sự thận trọng bắt đầu giảm xuống, họ bắt đầu thể hiện mình nhiều hơn, những hành động, hành vi của họ thể hiện quan điểm cá nhân bắt đầu xung đột lẫn nhau. Sự thất vọng ngày càng tăng lên về nhau. Sự tổn thương ngày càng lớn, mỗi bên đều thể hiện nỗi buồn, sự tổn thương của mình trước những sự công kích lẫn nhau. Các hệ quả từ sự xung đột ngày càng lớn, các mâu thuẫn ngày càng khó kiểm soát, sự chú tâm quá mức làm nâng mức quan trọng của vấn đề lên cao hơn. Khi ấy, 1001 lý do đều có thể là nguồn cơn của sự mâu thuẫn mất kiểm soát. Cánh cửa của sự chia ly chính thức được mở ra.
Cái tôi cá nhân đã thực hiện thành công nhiệm vụ của nó, bảo vệ thành công quan điểm cá nhân, nhưng cái giá phải trả là mối quan hệ chính thức sụp đổ. Tính đúng đắn của các quan điểm cá nhân chưa được khẳng định, nhưng rõ ràng mối quan hệ đã tổn hại đến mức sụp đổ.
6. Chia ly
Sự chia ly là kết quả không thể tránh khỏi của các cặp đôi không thể xác định sự lâu dài, gắn bó với mối quan hệ. Những mối quan hệ chỉ đơn thuần dựa trên cảm xúc sẽ sớm chia ly trong những tình cảnh có thể là tồi tệ nhất. Mối quan hệ không được điều hướng bằng lý trí, những nhận thức đúng đắn sẽ khó tránh khỏi những suy nghĩ và hành động, lời nói sai lầm. Và mọi sai lầm đều phải trả giá.
Sự chia ly, một kết quả tất yếu của những xung đột không thể dung hòa. Sức mạnh từ sự bao dung, tha thứ và hi sinh của một người quyết định khả năng tiêu thụ các cuộc xung đột. Hay nói cách khác, lợi ích từ mối quan hệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc các cá nhân đầu tư sự bao dung, tha thứ và hi sinh của mình. Lợi ích có thể là thể mặt tinh thần hoặc vật chất, hoặc cả hai.
7. Tình yêu, hay hơn vậy
Cách chiến thắng mọi cuộc xung đột là tốt nhất đừng để nó xảy ra. Càng ít cuộc xung đột, khả năng chia ly càng ít lại. Tuy nhiên đó chỉ là một giải pháp không triệt để, một giải pháp cho sự trốn tránh các vấn đề, hoặc sự trì hoãn tạm thời có dụng ý chờ đợi sự gắn kết lớn mạnh hơn bằng thời gian. Nhưng rồi thời gian qua đi, các vấn đề bắt buộc phải xuất hiện. Có thể là sự kết thúc, hoặc sự chuyển đổi tính chất mối quan hệ. Bạn sẽ quyết định như thế nào, thay đổi tính chất nền tảng của mối quan hệ để tiếp tục duy trì nó, hay chấm dứt luôn. Đó là quyết định ở mỗi người dựa trên nhu cầu và khả năng của họ.
Nhận xét
Đăng nhận xét