QUÁN ĂN
Quán ăn, một sản phẩm mang tính xã hội của con người.
Quán ăn, với tư cách là một địa điểm mang những đặc trưng của xã hội con người. Nó thể hiện sự trao đổi lợi ích giữa người với người. Nói theo cách nói của kinh tế là sự trao đổi giữa dịch vụ và tiền bạc. Nói theo xã hội học là sự trao đổi lợi ích giữa các cá nhân trong xã hội.
Quán ăn mà tôi muốn nói đến ở đây, như một hình tượng thể hiện của bản năng và lý trí. Nơi thể hiện của con người với tư cách một loài, cũng như với tư cách một động vật bậc cao có trí thông minh vượt trội với những giá trị xã hội đặc thù.
Ở đây tôi xem xét một số chủ thể, vai trò của họ cùng sự tương tác qua lại giữa họ để khái quát hóa lên quan hệ giữa người với người.
Các chủ thể bao gồm: Chủ quán, khách hàng
Mối quan hệ giữa chủ quán và khách hàng
Mối quan hệ này thỏa mãn lợi ích đôi bên. Người chủ quán cần tiền, khách hàng cần được ăn. Đây là đặc trưng cơ bản và cốt lõi của mọi quán ăn. Tuy nhiên, ngoài vấn đề cốt lõi này là sự trao đổi, nó còn đòi hỏi thêm một số yêu cầu khác mang tính nhân văn hơn, cao cấp hơn như: Sự lịch thiệp, sự gọn gàng, sự biết ơn, sự tôn trọng - trân trọng, tình cảm mật thiết, sự tin tưởng - gắn bó.
Một số nguyên tắc, chuẩn mực
Khách hàng
1. Mìm cười với nhân viên khi được phục vụ.
2. Ăn uống gọn gàng sạch sẽ, không bày bừa, đó là tôn trọng không gian của quán, biết suy nghĩ cho sự khổ cực của nhân viên.
3. Ăn hết phần ăn của mình, đó là tôn trọng đồng tiền mình làm ra, cũng là tôn trọng người đầu bếp. Khách không có nghĩa vụ phải ăn hết thức ăn, nhưng đầu bếp sẽ rất vui khi biết món ăn của họ được sử dụng hết.
4. Nói lời cảm ơn đối với phục vụ/ chủ quán/ thu ngân/bảo vệ. Đó không phải là nghĩa vụ của bạn, nhưng người khác sẽ rất vui vì sự tử tế này. Họ cười với bạn, bạn thoải mái ra sao, họ cũng sẽ cảm thấy tương tự.
5. Trong đồ ăn có tóc, Có thể không phải do cố tình hay thực phẩm bẩn. Đồ ăn bạn làm ở nhà còn nhiều khi sai sót nữa mà. Yêu cầu nhân viên đổi một ăn một cách nhỏ nhẹ. Hùng hổ la lối hay mặt mày nhăn nhó đều không làm bất kì ai, kể cả bạn cảm thấy dễ chịu. Đó là bao dung.
6. Quán đông, đừng hối. Bạn không muốn phần ăn của mình được chế biến cẩu thả đâu. Bạn nấu một món ăn ngon còn mất 1-2 tiếng thì 10-20p chờ đợi cũng đừng ngạc nhiên. Hãy hiểu và thông cảm cho sự bận rộn của người làm dịch vụ.
7. Dành lời cảm ơn (hoặc tip nếu có thể) cho nhân viên. Đó là tình cảm thân mật của bạn muốn dành cho quán.
8. Sử dụng dịch vụ của quán nhiều lần. Nó cho thấy sự tin tưởng của bạn với quán.
9. Quảng bá quán tới mọi người nếu cảm thấy trải nghiệm tích cực. Đó chính là sự ủng hộ và khích lệ mạnh mẽ tới người làm nghề phục vụ.
Chủ quán
1. Dù mệt mỏi cũng không nên trưng mặt mày cau có với khách hàng. Bạn làm việc mệt, người khác cũng vậy. Khách trả tiền để nhận được dịch vụ tích cực chứ không phải tiêu cực.
2. Luôn luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến và phản hồi của khách hàng. Với nhân viên cũng vậy. Nhân viên kiếm tiền cho bạn, là bộ mặt của quán ăn chứ không phải bạn.
3. Quán đông khách không có nghĩa là có quyền coi thường khách. Dù họ có sai, đó là lỗi của họ, bạn có quyền làm mọi thứ, nhưng thiếu tôn trọng khách hàng thì không.
4. Kinh doanh không phải trò chơi, dưới bạn còn là cống hiến, lòng tin, là cơm áo gạo tiền của bao con người. Vì vậy tránh được sai lầm nào thì cố gắng mà tránh.
5. Không phải vì mình làm chủ mà xa cách, lạnh lùng với nhân viên. Đừng làm vậy, nó chỉ khiến nhân viên của bạn khó chịu với khách hàng mà thôi.
6. Thân thiện không có nghĩa là dung túng cho cái sai của nhân viên, hạ thấp bản thân trước khách hàng.
7. Làm gì cũng vậy, nên đặt cái tâm mình vào đó mà làm.
8. Làm chủ không phải sướng, bao vấn đề đè nặng lên tâm trí. Nhân viên nỗ lực 1, làm chủ phải nỗ lực gấp 10.
9. Đối tốt với nhân viên được, đối tốt với khách hàng được, thì cũng đối tốt với bản thân được. Khách hàng không chỉ vì ăn, bạn nấu ăn cũng không chỉ vì tiền.
Nhân viên
1. Cầm đồng tiền của người khác thì phải cố gắng hết sức để hoàn thành trách nhiệm của mình.
2. Đừng vì cái tôi của bản thân mà làm ảnh hưởng đến công việc chung. Cái tôi không thể đem ra để mua cơm áo được.
3. Người khác dạy dỗ thì phải biết lắng nghe. Nếu cảm thấy bản thân giỏi quá không cần nghe thì tự đi là chủ, đừng làm nhân viên.
4. Nhắc lại điều trên 3 lần.
5. Biết cảm thông, san sẻ khó khăn với chủ của mình. Hàng tháng lo tiền trả lương cho bạn đều là chuyện không hề dễ dàng.
6. Sống thì phải biết tự trọng, đừng để người khác phải la mắng, nhắc nhở hay bắt mình xin lỗi.
7. Trên 18 tuổi rồi, sống có ý thức và trách nhiệm mới nên người được. Chẳng ai tốt lên nhờ đổ lỗi bản thân.
8. Vui vẻ cũng là 1 phần trách nhiệm.
9. Tự học. Khách hàng mỗi ngày đều cố gắng hơn để kiếm thêm tiền. Ông chủ của bản mỗi ngày đều cố gắng hơn để kiếm thêm doanh thu, tăng lương cho bạn. Bản thân cũng nên tự nhận thức trách nhiệm nâng cao năng lực của mình. Bớt đi phần nào lo lắng cho ông chủ, tăng sự hài lòng cho khách hàng.
Có thể thấy, quán hệ giữa các chủ thể với nhau trong quán ăn tồn tại như một sự liên kết mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến nhau. Sự tác động qua lại giữa các cá nhân thể hiện bầu không khí chung của quán. Các cá nhân trao cho nhau lợi ích đồng thời cũng nhận lại lợi ích. Quan hệ trao đổi phản ánh sự trao đổi hàng hóa, trao đổi mang tính lý tính. Tuy nhiên, sự trao đổi còn mang theo nó những quy tắc, chuẩn mực về hành xử thể hiện sự nhân văn trong giao tiếp giữa người với người. Cao hơn cả các lợi ích về nhu cầu thông thường là cả những nhu cầu bậc cao như được phục vụ, nhu cầu được tôn trọng.
Quán ăn, với tư cách là một địa điểm mang những đặc trưng của xã hội con người. Nó thể hiện sự trao đổi lợi ích giữa người với người. Nói theo cách nói của kinh tế là sự trao đổi giữa dịch vụ và tiền bạc. Nói theo xã hội học là sự trao đổi lợi ích giữa các cá nhân trong xã hội.
Quán ăn mà tôi muốn nói đến ở đây, như một hình tượng thể hiện của bản năng và lý trí. Nơi thể hiện của con người với tư cách một loài, cũng như với tư cách một động vật bậc cao có trí thông minh vượt trội với những giá trị xã hội đặc thù.
Ở đây tôi xem xét một số chủ thể, vai trò của họ cùng sự tương tác qua lại giữa họ để khái quát hóa lên quan hệ giữa người với người.
Các chủ thể bao gồm: Chủ quán, khách hàng
Mối quan hệ giữa chủ quán và khách hàng
Mối quan hệ này thỏa mãn lợi ích đôi bên. Người chủ quán cần tiền, khách hàng cần được ăn. Đây là đặc trưng cơ bản và cốt lõi của mọi quán ăn. Tuy nhiên, ngoài vấn đề cốt lõi này là sự trao đổi, nó còn đòi hỏi thêm một số yêu cầu khác mang tính nhân văn hơn, cao cấp hơn như: Sự lịch thiệp, sự gọn gàng, sự biết ơn, sự tôn trọng - trân trọng, tình cảm mật thiết, sự tin tưởng - gắn bó.
Một số nguyên tắc, chuẩn mực
Khách hàng
1. Mìm cười với nhân viên khi được phục vụ.
2. Ăn uống gọn gàng sạch sẽ, không bày bừa, đó là tôn trọng không gian của quán, biết suy nghĩ cho sự khổ cực của nhân viên.
3. Ăn hết phần ăn của mình, đó là tôn trọng đồng tiền mình làm ra, cũng là tôn trọng người đầu bếp. Khách không có nghĩa vụ phải ăn hết thức ăn, nhưng đầu bếp sẽ rất vui khi biết món ăn của họ được sử dụng hết.
4. Nói lời cảm ơn đối với phục vụ/ chủ quán/ thu ngân/bảo vệ. Đó không phải là nghĩa vụ của bạn, nhưng người khác sẽ rất vui vì sự tử tế này. Họ cười với bạn, bạn thoải mái ra sao, họ cũng sẽ cảm thấy tương tự.
5. Trong đồ ăn có tóc, Có thể không phải do cố tình hay thực phẩm bẩn. Đồ ăn bạn làm ở nhà còn nhiều khi sai sót nữa mà. Yêu cầu nhân viên đổi một ăn một cách nhỏ nhẹ. Hùng hổ la lối hay mặt mày nhăn nhó đều không làm bất kì ai, kể cả bạn cảm thấy dễ chịu. Đó là bao dung.
6. Quán đông, đừng hối. Bạn không muốn phần ăn của mình được chế biến cẩu thả đâu. Bạn nấu một món ăn ngon còn mất 1-2 tiếng thì 10-20p chờ đợi cũng đừng ngạc nhiên. Hãy hiểu và thông cảm cho sự bận rộn của người làm dịch vụ.
7. Dành lời cảm ơn (hoặc tip nếu có thể) cho nhân viên. Đó là tình cảm thân mật của bạn muốn dành cho quán.
8. Sử dụng dịch vụ của quán nhiều lần. Nó cho thấy sự tin tưởng của bạn với quán.
9. Quảng bá quán tới mọi người nếu cảm thấy trải nghiệm tích cực. Đó chính là sự ủng hộ và khích lệ mạnh mẽ tới người làm nghề phục vụ.
Chủ quán
1. Dù mệt mỏi cũng không nên trưng mặt mày cau có với khách hàng. Bạn làm việc mệt, người khác cũng vậy. Khách trả tiền để nhận được dịch vụ tích cực chứ không phải tiêu cực.
2. Luôn luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến và phản hồi của khách hàng. Với nhân viên cũng vậy. Nhân viên kiếm tiền cho bạn, là bộ mặt của quán ăn chứ không phải bạn.
3. Quán đông khách không có nghĩa là có quyền coi thường khách. Dù họ có sai, đó là lỗi của họ, bạn có quyền làm mọi thứ, nhưng thiếu tôn trọng khách hàng thì không.
4. Kinh doanh không phải trò chơi, dưới bạn còn là cống hiến, lòng tin, là cơm áo gạo tiền của bao con người. Vì vậy tránh được sai lầm nào thì cố gắng mà tránh.
5. Không phải vì mình làm chủ mà xa cách, lạnh lùng với nhân viên. Đừng làm vậy, nó chỉ khiến nhân viên của bạn khó chịu với khách hàng mà thôi.
6. Thân thiện không có nghĩa là dung túng cho cái sai của nhân viên, hạ thấp bản thân trước khách hàng.
7. Làm gì cũng vậy, nên đặt cái tâm mình vào đó mà làm.
8. Làm chủ không phải sướng, bao vấn đề đè nặng lên tâm trí. Nhân viên nỗ lực 1, làm chủ phải nỗ lực gấp 10.
9. Đối tốt với nhân viên được, đối tốt với khách hàng được, thì cũng đối tốt với bản thân được. Khách hàng không chỉ vì ăn, bạn nấu ăn cũng không chỉ vì tiền.
Nhân viên
1. Cầm đồng tiền của người khác thì phải cố gắng hết sức để hoàn thành trách nhiệm của mình.
2. Đừng vì cái tôi của bản thân mà làm ảnh hưởng đến công việc chung. Cái tôi không thể đem ra để mua cơm áo được.
3. Người khác dạy dỗ thì phải biết lắng nghe. Nếu cảm thấy bản thân giỏi quá không cần nghe thì tự đi là chủ, đừng làm nhân viên.
4. Nhắc lại điều trên 3 lần.
5. Biết cảm thông, san sẻ khó khăn với chủ của mình. Hàng tháng lo tiền trả lương cho bạn đều là chuyện không hề dễ dàng.
6. Sống thì phải biết tự trọng, đừng để người khác phải la mắng, nhắc nhở hay bắt mình xin lỗi.
7. Trên 18 tuổi rồi, sống có ý thức và trách nhiệm mới nên người được. Chẳng ai tốt lên nhờ đổ lỗi bản thân.
8. Vui vẻ cũng là 1 phần trách nhiệm.
9. Tự học. Khách hàng mỗi ngày đều cố gắng hơn để kiếm thêm tiền. Ông chủ của bản mỗi ngày đều cố gắng hơn để kiếm thêm doanh thu, tăng lương cho bạn. Bản thân cũng nên tự nhận thức trách nhiệm nâng cao năng lực của mình. Bớt đi phần nào lo lắng cho ông chủ, tăng sự hài lòng cho khách hàng.
Có thể thấy, quán hệ giữa các chủ thể với nhau trong quán ăn tồn tại như một sự liên kết mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến nhau. Sự tác động qua lại giữa các cá nhân thể hiện bầu không khí chung của quán. Các cá nhân trao cho nhau lợi ích đồng thời cũng nhận lại lợi ích. Quan hệ trao đổi phản ánh sự trao đổi hàng hóa, trao đổi mang tính lý tính. Tuy nhiên, sự trao đổi còn mang theo nó những quy tắc, chuẩn mực về hành xử thể hiện sự nhân văn trong giao tiếp giữa người với người. Cao hơn cả các lợi ích về nhu cầu thông thường là cả những nhu cầu bậc cao như được phục vụ, nhu cầu được tôn trọng.
Nhận xét
Đăng nhận xét