KORO SENSEI
Đoạn đường nào cũng có những người thầy, có lúc chúng ta làm thầy giáo, có lúc lại làm học trò.
Vạn dĩ, kiến thức là thứ không nên giữ lại bên mình, nếu nó không được trao đi lại cũng không khác gì kiến thức đã chết. Truyền đi không nhất thiết phải nói ra, phải nhồi nhét vào người khác, dù đó cách thức nhanh nhất, nhưng chưa hẳn đã là hiệu quả và phù hợp nhất. Kiến thức lại có thể truyền đi qua những ước mơ, qua từng hành động nhỏ nhặt của mỗi con người, cái cách người đó sống với đời và với chính họ.
Câu chuyện về hành trình dạy học của Koro sensei và những người học trò của ông cho mình nhiều bài học, thay đổi hoàn toàn quan điểm về việc dạy học trước nay của mình, hoặc là đến bây giờ bản thân mình mới có thể thức tỉnh những điều mà bản thân đã biết từ lâu nhưng lại lãng quên nó vào dĩ vãng.
1. Dạy - học phải có đam mê.
Nếu không thể khơi dậy được ngọn lửa đam mê trong lòng người thầy và học trò thì dạy và học có giỏi đến mấy cũng vô dụng. Nếu ngay từ đầu cả người học và người dạy không xác định được mục đích, không đặt ra được các đích đến cần đạt, không tự nhắc bản thân về đích đến cần đạt và lợi ích sau khi đạt được, chuyện học và dạy liền thành cực hình.
2. Ai cũng có tố chất riêng. Khuếch đại tài năng, giảm thiểu điểm yếu.
Mỗi thành viên trong lớp E là một thiên tài trong một mảng nào đó. Nhưng những gì người ngoài nhìn vào chỉ là một đám học sinh ô hợp yếu kém không hơn. Cuối cùng lớp E cũng đã đánh bại lớp A dưới sự dẫn dắt của những thầy cô giỏi và tận tâm. Đó chính là thành quả của sự tìm hiểu - phân tích - công nhận - dẫn dắt. Nếu không thể hiểu từng học sinh mạnh ở đâu, người thầy sẽ không thể giúp học sinh đó phát huy thế mạnh của mình. Nếu không phân tích chính xác và kĩ càng, chẩn đoán sai lệch, con đường hướng cho học sinh đi theo cũng vì vậy mà sai lầm. Nếu không công nhận những thành quả nhỏ mà học sinh đã đạt được, mặc dù mang nhiều sai lầm thì tài năng đó sẽ chịu tổn thẩn nghiêm trọng về mặt tinh thần, không còn đủ dũng khí để tin vào chính mình. Nếu không dẫn dắt, học sinh chỉ là tên tự phụ, tự mãn, không biết phấn đấu, không biết đi ngã nào để đến được đích cần đến, dẫn đến đi hoài vẫn lầm đường lạc lối. Học sinh ngu muội, thầy giáo bức bối bất lực.
3. Dạy học không nên quá nhân từ, không nên quá ác độc.
Lúc vui nên vui, lúc nghiêm nên nghiêm. Học sinh sai lầm là lỗi của cả thầy giáo, phải phạt để học sinh nhớ, phạt thật nghiêm khắc như cách Koro sensei đã tát từng học sinh khi bay nhảy trên những ngôi nhà và tông trúng ông hiệu trưởng. Tuy nhiên, nếu Koro sensei tự tát thêm chính bản thân mình với ánh mắt cương liệt thì học sinh sẽ càng nể phục ông ấy hơn.
Tuy nhiên, lại không thể quá ác độc như người bạn của Karumasu sensei đánh đập học sinh không thương tiếc, bạo lực không phải là cách dạy phù hợp với số đông. Giáo dục bạo lực đòi hỏi một ý chí kiên cường và mong muốn tột bậc cùng một tốc độ trau dồi kiến thức mạnh mẽ, đó là điều không phải học sinh nào cũng có thể chịu đựng.
Dạy học, không thể chỉ ngồi trên trường lớp, mà là bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, đó là thực tế, là trao đổi, là trải nghiệm, là yêu thích, là cầu tiến, là đam mê. Nói đơn giản, cháo có ngon đến đâu, đều không thể ngày nào cũng ăn. Đường có ngọt đến đâu, đều không thể uống hoài mà không ngấy.
4. Không ngừng học hỏi.
Về cơ bản, việc dạy học chính là đang cố gắng chung sống và hòa nhập với những người kém hiểu biết hơn mình. Việc hao mòn đi tinh thần cầu tiến học hỏi qua thời gian là không thể tránh khỏi. Tự hỏi, nếu người thầy còn không chịu học hỏi cải tiến bản thân, lại có tư cách nào để dạy dỗ học trò của mình. Việc học từ học sinh của mình càng có lợi, tăng sự gắn kết thầy trò, cho học sinh được cảm giác thể hiện bản thân, được công nhận, được giúp đỡ. Nhưng tuyệt nhiên không nên quá lạm dụng, nếu không sự ngưỡng mộ đối với bản thân sẽ giảm đi rất nhiều. Trong quá trình học cũng nên thận trọng, đều là phải giữ mình.
5. Sử dụng thao túng tâm trí.
Thuật thao túng tâm trí đánh vào lòng tham và sự hận thù của con người. Con người, dù là ai đều mang trong mình nỗi hận thù đã được dấu kín, sự sợ hãi và bất lực và lòng tham không được thỏa mãn tạo nên một hận thù không hồi kết trong lòng mỗi người. Năng lượng đều là rất mạnh mẽ, việc áp dụng thao túng tâm trí vào một mục đích là việc xấu, dù là mục đích tốt đều là xấu. Thứ ở lại sau cùng khi mục đích đạt được là gì? người thao túng tâm trí phải hiểu rõ hơn ai hết họ chính là kẻ ác, kẻ ngoài cuộc, hi sinh người khác vì mục đích của bản thân mình. Người bị thao túng chìm đắm trong hận thù, nhưng vòng lặp tổn thương không dứt kéo dài từ ngày này sang ngày khác làm hao kiệt con người họ, biến họ thành một bản thể hoàn toàn khác mà chính họ cũng không nhận ra. Kết cục tựu chung là đau đớn, thực sự độc ác.
Mình có ít học trò, nhưng dường như tụi nó đều thành công theo con đường riêng của mình. Người mình dạy dỗ nhiều nhất, chính là nyc của mình, lại không thể thành công, đó là một sự thất bại đau đớn của chính bản thân mình. Mình đã không thể dạy tốt hơn, để chính mình cũng rơi vào vòng xoáy của cái ác. Mình thất bại.
Vạn dĩ, kiến thức là thứ không nên giữ lại bên mình, nếu nó không được trao đi lại cũng không khác gì kiến thức đã chết. Truyền đi không nhất thiết phải nói ra, phải nhồi nhét vào người khác, dù đó cách thức nhanh nhất, nhưng chưa hẳn đã là hiệu quả và phù hợp nhất. Kiến thức lại có thể truyền đi qua những ước mơ, qua từng hành động nhỏ nhặt của mỗi con người, cái cách người đó sống với đời và với chính họ.
Câu chuyện về hành trình dạy học của Koro sensei và những người học trò của ông cho mình nhiều bài học, thay đổi hoàn toàn quan điểm về việc dạy học trước nay của mình, hoặc là đến bây giờ bản thân mình mới có thể thức tỉnh những điều mà bản thân đã biết từ lâu nhưng lại lãng quên nó vào dĩ vãng.
1. Dạy - học phải có đam mê.
Nếu không thể khơi dậy được ngọn lửa đam mê trong lòng người thầy và học trò thì dạy và học có giỏi đến mấy cũng vô dụng. Nếu ngay từ đầu cả người học và người dạy không xác định được mục đích, không đặt ra được các đích đến cần đạt, không tự nhắc bản thân về đích đến cần đạt và lợi ích sau khi đạt được, chuyện học và dạy liền thành cực hình.
2. Ai cũng có tố chất riêng. Khuếch đại tài năng, giảm thiểu điểm yếu.
Mỗi thành viên trong lớp E là một thiên tài trong một mảng nào đó. Nhưng những gì người ngoài nhìn vào chỉ là một đám học sinh ô hợp yếu kém không hơn. Cuối cùng lớp E cũng đã đánh bại lớp A dưới sự dẫn dắt của những thầy cô giỏi và tận tâm. Đó chính là thành quả của sự tìm hiểu - phân tích - công nhận - dẫn dắt. Nếu không thể hiểu từng học sinh mạnh ở đâu, người thầy sẽ không thể giúp học sinh đó phát huy thế mạnh của mình. Nếu không phân tích chính xác và kĩ càng, chẩn đoán sai lệch, con đường hướng cho học sinh đi theo cũng vì vậy mà sai lầm. Nếu không công nhận những thành quả nhỏ mà học sinh đã đạt được, mặc dù mang nhiều sai lầm thì tài năng đó sẽ chịu tổn thẩn nghiêm trọng về mặt tinh thần, không còn đủ dũng khí để tin vào chính mình. Nếu không dẫn dắt, học sinh chỉ là tên tự phụ, tự mãn, không biết phấn đấu, không biết đi ngã nào để đến được đích cần đến, dẫn đến đi hoài vẫn lầm đường lạc lối. Học sinh ngu muội, thầy giáo bức bối bất lực.
3. Dạy học không nên quá nhân từ, không nên quá ác độc.
Lúc vui nên vui, lúc nghiêm nên nghiêm. Học sinh sai lầm là lỗi của cả thầy giáo, phải phạt để học sinh nhớ, phạt thật nghiêm khắc như cách Koro sensei đã tát từng học sinh khi bay nhảy trên những ngôi nhà và tông trúng ông hiệu trưởng. Tuy nhiên, nếu Koro sensei tự tát thêm chính bản thân mình với ánh mắt cương liệt thì học sinh sẽ càng nể phục ông ấy hơn.
Tuy nhiên, lại không thể quá ác độc như người bạn của Karumasu sensei đánh đập học sinh không thương tiếc, bạo lực không phải là cách dạy phù hợp với số đông. Giáo dục bạo lực đòi hỏi một ý chí kiên cường và mong muốn tột bậc cùng một tốc độ trau dồi kiến thức mạnh mẽ, đó là điều không phải học sinh nào cũng có thể chịu đựng.
Dạy học, không thể chỉ ngồi trên trường lớp, mà là bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, đó là thực tế, là trao đổi, là trải nghiệm, là yêu thích, là cầu tiến, là đam mê. Nói đơn giản, cháo có ngon đến đâu, đều không thể ngày nào cũng ăn. Đường có ngọt đến đâu, đều không thể uống hoài mà không ngấy.
4. Không ngừng học hỏi.
Về cơ bản, việc dạy học chính là đang cố gắng chung sống và hòa nhập với những người kém hiểu biết hơn mình. Việc hao mòn đi tinh thần cầu tiến học hỏi qua thời gian là không thể tránh khỏi. Tự hỏi, nếu người thầy còn không chịu học hỏi cải tiến bản thân, lại có tư cách nào để dạy dỗ học trò của mình. Việc học từ học sinh của mình càng có lợi, tăng sự gắn kết thầy trò, cho học sinh được cảm giác thể hiện bản thân, được công nhận, được giúp đỡ. Nhưng tuyệt nhiên không nên quá lạm dụng, nếu không sự ngưỡng mộ đối với bản thân sẽ giảm đi rất nhiều. Trong quá trình học cũng nên thận trọng, đều là phải giữ mình.
5. Sử dụng thao túng tâm trí.
Thuật thao túng tâm trí đánh vào lòng tham và sự hận thù của con người. Con người, dù là ai đều mang trong mình nỗi hận thù đã được dấu kín, sự sợ hãi và bất lực và lòng tham không được thỏa mãn tạo nên một hận thù không hồi kết trong lòng mỗi người. Năng lượng đều là rất mạnh mẽ, việc áp dụng thao túng tâm trí vào một mục đích là việc xấu, dù là mục đích tốt đều là xấu. Thứ ở lại sau cùng khi mục đích đạt được là gì? người thao túng tâm trí phải hiểu rõ hơn ai hết họ chính là kẻ ác, kẻ ngoài cuộc, hi sinh người khác vì mục đích của bản thân mình. Người bị thao túng chìm đắm trong hận thù, nhưng vòng lặp tổn thương không dứt kéo dài từ ngày này sang ngày khác làm hao kiệt con người họ, biến họ thành một bản thể hoàn toàn khác mà chính họ cũng không nhận ra. Kết cục tựu chung là đau đớn, thực sự độc ác.
Mình có ít học trò, nhưng dường như tụi nó đều thành công theo con đường riêng của mình. Người mình dạy dỗ nhiều nhất, chính là nyc của mình, lại không thể thành công, đó là một sự thất bại đau đớn của chính bản thân mình. Mình đã không thể dạy tốt hơn, để chính mình cũng rơi vào vòng xoáy của cái ác. Mình thất bại.
Nhận xét
Đăng nhận xét